Tại Sao Lại Có Quá Nhiều Tượng Ở Các Nhà Thờ Công Giáo?
Đó là một buổi sáng Chúa Nhật vào mùa hè, và gia đình tôi đang nghỉ hè. Chúng tôi vui cùng với mấy người anh em họ ở bờ hồ. Điều đó có nghĩa là sẽ đi Lễ Chúa Nhật ở tại một thị trấn lân cận. Tôi không có một ý tưởng nào về việc làm thế nào mà chúng tôi biết phải đi đâu và khi nào. Ai nhớ được cách mình đã làm một điều gì đó đối với internet?
Chúng tôi thấy một Nhà Thờ, mà không gặp quá nhiều khó khăn. Cha, Mẹ và chúng tôi là ba đứa trẻ đi vào lối đi giữa, quỳ gối và đi vào giữa Nhà Thờ. Một hơi xa hơn so với bình thường đối với chúng tôi, nhưng chúng tôi là những người khách.
Bàn Thờ được trải khăn màu xanh lá cây, rất giống với loại thường được dùng để trải hết cả Bàn Thờ khi người ta không sử dụng. Có ba vòng tròn vàng, đan quyện vào nhau tượng trưng cho Ba Ngôi. Tôi không chắc Nhà Tạm ở đâu, nhưng bức tường hậu của ngôi thánh đường có một bức khắc bằng gỗ. Có lẽ Nhà Tạm ở đâu đó. Nhưng, khi tôi không thể xác định được cây đèn cầy của Nhà Tạm, thì tôi cảm thấy buộc phải thầm thì sự quan tâm của tôi với mẹ tôi, “Con không nghĩ rằng chúng ta đang ở trong một Nhà Thờ Công Giáo”.
“Dĩ nhiên, chúng ta đang ở trong Nhà Thờ Công Giáo”.
“Con không thấy bất cứ bức tượng nào. Không có tượng Mẹ Maria, không có Thánh Giuse, thậm chí không có cả tượng Chúa Giêsu!”
Mẹ tôi suy nghĩ một lát, quay sang và hỏi hai người phụ nữ ở dãy phía sau chúng tôi đây có phải là nhà thờ Công Giáo không?
“Không, đây là Nhà Thờ Đấng Cứu Chuộc Tin Lành Luther, nhưng các bạn được đón tiếp để tham gia cùng chúng tôi”.
Mẹ tôi cám ơn họ vì lòng hiếu khách và ra hiệu cho cả nhà tôi đứng lên. Chúng tôi vẫn buộc phải quỳ gối. Tất cả chúng tôi đều làm dấu Thánh Giá, từng người một, ra khỏi dãy ghế, mỗi người đều bái quỳ trước khi chúng tôi đi ra đàng sau.
Các chiếc đèn trong đền thờ có thể đốt lên, nhưng những bức tượng đánh động chúng ta như là một dấu hiệu cho thấy không phải là một Nhà Thờ Công Giáo. Nhà thờ kế tiếp mà chúng tôi thấy vào sáng hôm ấy có nhiều tượng. Giống như gặp lại những người bạn cũ ở một nơi chốn mới.
Vai trò của các bức tượng trong đời sống và kinh nguyện Kitô Giáo là một điểm tranh luận của Phong Trào Cải Cách, mặc dù Luther không thấy đó là một vấn đề như Calvin. Nhưng các bức tượng của Công Giáo Phương Tây, giống như những biểu tượng ở Kitô Giáo Phương Đông, hướng đến một điều gì đó sâu hơn là một vấn đề về nơi chốn cầu nguyện của họ. Các bức tượng nói lên vai trò của con người trong niềm tin.
Rõ ràng, người ta có thể xây một Nhà Thờ Công Giáo mà không có các bức tượng. Chúng đã được coi là không quan trọng ở nhiều Nhà Thờ đã được xây dựng ngay sau Công Đồng Vatican II – các Nhà Thờ ngày nay không nằm trong số mà chúng tôi yêu thích nhất, vì đối với nhiều người, chúng thiếu cảm thức về sự thánh thiêng.
Lập trường của Tin Lành Cải Cách là người ta không bao giờ được bối rối với một bức tượng, hoặc hoà tan vào, sự thánh thiêng là giá trị đủ. Người Do Thái và Hồi Giáo khước từ việc tạc hình ảnh của con người trong các nơi thánh của họ vì lý do rất quan trọng này.
Thực vậy, nếu một người đế viếng không biết gì về Đạo Công Giáo hay Chính Thống Giáo và đi vào một trong những Nhà Thờ truyền thống của chúng ta, thì người ấy có thể tự hỏi liệu đó không phải là chính con người mà chúng ta đang thờ phượng sao, mà chúng ta cảm thấy thánh thiêng sao. Hãy nhìn quanh các nhà thờ của chúng ta. Có những bức tượng, những bức hoạ hay những biểu tượng về những người nam nữ và trẻ em làm thánh, về những con người chịu khổ đau cách khủng khiếp, về những người trẻ mà có cánh.
Những người lạ như thế sẽ kết luận rằng chúng ta đang đại diện cho một giai đoạn sơ khai của tôn giáo, một giai đoạn mà sự trổi vượt của Thiên Chúa lại không được nhìn nhận cách đúng đắn. Họ có thể sai về giai đoạn sơ khai chứ không phải về điều mà chúng ta coi là Thánh. Đối với chúng ta, thì Sự Nhập Thể nghĩa là Thiên Chúa tỏ hiện ở nơi con người, nơi con người của Chúa Con, Đức Giêsu Kitô.
Đó là lý do vì sao mà Đạo Công Giáo và Chính Thống hình thành nên cách thờ phượng đầy vui tươi ở nơi con người. Chúng ta thực hiện việc khắc hoạ về con người nhiều hơn cả là những nơi khác nhau của những bức tường nơi nhà thờ của chúng ta. Chúng ta khắc hoạ con người trong những dải lưng thánh. Chúng ta thắp đèn cậy, đốt hương, xức dầu và rảy nước như thể là Thiên Chúa đến với chúng ta qua các giác quan của chúng ta.
Không có nhiều thời khắc trong việc thờ tự của chúng ta khi thân xác chúng ta lại không được sử dụng để nói lên một điều gì đó về điều chúng ta tin, những thời khắc khi chúng ta không đứng, quỳ gối, cung nghinh, cúi mình hay chắp tay lại. Điều đó dường như là như thể chúng ta nhắm mắt và miệng lại, làm tĩnh lặng lại thân xác chúng ta và đợi chờ trong thinh lặng trước sự trỗi vượt.
Đối với chúng ta, một Thiên Chúa vượt ra khỏi con người là không thể chấp nhận được. Chúng ta không có ý nói rằng Thiên Chúa hằng hữu lại bị giới hạn ở nơi con người. Không phải thế. Giống như người Do Thái và Hồi Giáo, chúng ta cũng khẳng định rằng Thiên Chúa hoàn toàn trỗi vượt, một mầu nhiệm vượt quá chúng ta. Nhưng rồi chúng ta phải công nhận rằng chúng ta không thể nắm bắt hết được bản ngã của Thiên Chúa, chúng ta vui mừng trong sự tự mạc khải của Thiên Chúa, một điều, đối với chúng ta, được đặt trọng tâm vào con người, vào con người hoàn toàn là Thiên Chúa và hoàn toàn là con người, Chúa Giêsu Kitô.
Ngày nay, nhiều người tự mô tả họ mang tính tinh thần nhiều hơn là tôn giáo. Họ nhìn nhận rằng một số mầu nhiệm thật sự vượt ra hoặc ở dưới chính bản thân họ quá nhiều. Thực vậy, mầu nhiệm này quá trỗi vượt đến nỗi nó cần được đi vào trong đời sống của họ. Đó là một điều gì đó cần phải suy tư khi chúng ta sẵn sàng, vào một thời gian chọn lựa của họ, trong sự tĩnh lặng tư tưởng của họ.
Thật là một hình thức linh đạo đáng mến cách hoàn hảo! Nó quá mang tính khử trừ, quá thoát khỏi mọi sự xáo trộn của đời sống con người. Không có một nhà lãnh đạo giáo hội nào làm cho chúng ta thất vọng. Không có một người giả hình nào muốn chia sẻ một dãy ghế mới. Chẳng có mong đợi gì cả, xuất phát từ một đời sống đường chung phần với những người có niềm tin khác. Không có vụ bê bối. Không có tranh cãi.
Nhưng chúng ta, những người cảm thấy buộc phải quy tụ lại vào mỗi ngày Sa-bát, lại bị những người giác ngộ bác bỏ như là chưa trưởng thành, lệ thuộc về mặt thiêng liêng. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần phải nghe – và từ một con người khác! – “Tội của anh đã được tha”. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần phải khiêm tốn giơ tay chúng ta lên khi chẳng ai khác là một con người nói với chúng ta, “Mình Thánh Chúa Kitô”. Tại sao, chúng thậm chí còn không tự coi mình đã được kết hôn trừ khi chúng ta qui tụ trước những người tín hữu khác và long trọng thề hứa bản thân chúng ta trước Thiên Chúa một Đấng mà chúng ta thậm chí không hiểu, rằng một Thiên Chúa như thế sẽ ghi chép lại khi chúng ta thắp lên một ngọn nến.
Chúng ta có một niềm tin đáng sợ biết bao! Chúng ta dường như không thể tách mình ra khỏi các Thánh và các tội nhân, khỏi các điểm và các mùa thánh thiêng, các bức tượng, các biểu tượng và các Bí Tích. Chúng ta thật sự tin rằng một Thiên Chúa hoàn toàn không thể cưu mang được lại đến với chúng ta bằng con đường thuần tuý con người. Tại sao, thật chúng ta là những trẻ mồ côi thiêng liêng, quá lệ thuộc vào con người, lại được nuôi nấng trong bầu sữa của Mẹ Giáo Hội!
Các Bài Đọc: Is 22, 19-23; Rm 11, 33-36; Mt 16, 13-20
Terrance Klein – Linh Mục Giáo Phận Dodge City và tác giả tập sách Vanity Faith.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ America Magazine)