Nếu lời nguyện kết thúc bằng từ “Amen” là đúng thì tại sao nó không xảy ra với Kinh Lạy Cha trong thánh lễ?
Từ “Amen”, một trong những ngữ vựng được người kitô hữu dùng nhiều nhất, và thật sự khó để dịch cho sát ý của nó (đây là lý do tại sao nó được giữ nguyên ngữ bằng tiếng Do Thái), và luôn được sử dụng trong mối liên hệ với Thiên Chúa.
Khi đọc từ này, nghĩa là tuyên bố rằng những gì vừa nói được xem là chân thực, nhằm xác nhận một mệnh đề và kết hợp với nó hay với một lời nguyện.
Vì vậy, khi từ Amen được diễn ra nơi một nhóm trong bối cảnh phụng thờ thiêng liêng hoặc cử hành tôn giáo cũng có nghĩa là đồng ý với những gì đã nói.
Trong kinh nguyện
Từ “Amen” được dùng để kết thúc lời cầu nguyện, nhưng là lời cầu nguyện đặc biệt. Kinh Lạy Cha, khi được đọc trong Thánh Lễ không đi kèm với từ “Amen” ở cuối kinh. Tuy nhiên, ngoài Thánh lễ từ “Amen” được đọc bình thường.
Cần nhấn mạnh rằng Kinh Lạy Cha là kinh duy nhất của Giáo Hội được thêm vào trong phụng vụ Thánh lễ.
Vậy đâu là câu trả lời cho việc thiếu bóng dáng từ “Amen” trong Kinh Lạy Cha của Thánh lễ? Đơn giản: bạn không đọc “Amen” bởi vì lời cầu nguyện vẫn chưa kết thúc.
Sau khi đọc Kinh Lạy Cha ở đoạn cuối “xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”, thay vì thưa “Amen” thì vị linh mục tiếp tục cầu nguyện một mình. Phụng vụ cho rằng đó là “phần giải thích lời kinh vừa đọc”, tức là lời cầu nguyện mà linh mục đọc một mình tập hợp và phát triển lời cầu nguyện trước đó.
Tung hô
Vị linh mục khai triển lời cầu xin cuối cùng của Kinh Lạy Cha (“xin cứu chúng con khỏi mọi dữ”) rằng:
“Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an, nhờ lượng từ bi Chúa nâng đỡ chúng con luôn luôn thoát khỏi tội lỗi và được an toàn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con mong đợi niềm hy vọng hồng phúc ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con”.
Và mọi người đáp lại bằng một lời tung hô rất cổ xưa, có nguồn gốc từ những thế kỷ đầu của lịch sử Giáo hội:
“Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời”.
Bằng cách này, Kinh Lạy Cha hoàn toàn được thêm vào phụng vụ Thánh Thể, không phải như một phần bổ sung, nhưng như một phần cơ bản của phụng vụ Thánh Thể.